Sau nhiều năm sử dụng, ngôi nhà của bạn đang dần xuống cấp rõ rệt, bức tường xỉn màu loang lổ, không còn vẻ tươi tắn như ban đầu. Một trong những cách tân trang đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất đó chính là sơn lại bức tường đã củ, lột xác trong màu áo tinh tươm.
CÁCH SƠN ĐỐI VỚI TƯỜNG CŨ
Tái tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà sau nhiều năm sử dụng là một việc làm cần thiết để mang lại sự tươi mới và thu hút cho không gian sống. Phương pháp đơn giản và hiệu quả để đạt được điều này chính là thực hiện sơn lại các bức tường. Nếu việc sơn tường khiến bạn cảm thấy phân vân và không biết bắt đầu từ đâu, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách sơn tường nhà một cách dễ dàng. Hãy cùng khám phá và bắt tay vào làm mới không gian sống của bạn nhé.
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Trước khi bắt tay vào công việc sơn lại tường cũ, bước quan trọng đầu tiên mà bạn cần thực hiện là làm sạch bề mặt tường. Sử dụng một miếng vải hoặc khăn mềm để lau chùi bề mặt, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mạng nhện và các vết bám khác. Điều này sẽ giúp tăng độ bám dính của lớp sơn mới và mang lại kết quả sơn mịn màng, đẹp mắt hơn.
Sử dụng một miếng vải hoặc khăn mềm để lau chùi bề mặt, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mạng nhện và các vết bám khác.
Bước 2: Cạo lớp sơn tường cũ
Khi tiến hành chuẩn bị sơn tường, cần phải xử lý kỹ lưỡng các vết hỏng: Nếu tường gặp vấn đề với vữa hoặc sơn bong tróc, hãy tiến hành cạo bỏ và trát phẳng lại. Trường hợp lớp sơn cũ đã mất khả năng bám dính, cần loại bỏ hoàn toàn trước khi sơn mới.
Về việc chuẩn bị màu sơn: Tránh sơn mới lên trực tiếp lớp sơn cũ mà không qua xử lý. Nên áp dụng một lớp lót màu trắng trước khi sơn màu cuối cùng, đặc biệt nếu màu sơn mới tương tự màu cũ, việc sơn trực tiếp có thể được thực hiện mà không cần lớp lót.
Công cụ cần thiết cho việc loại bỏ lớp sơn cũ bao gồm dụng cụ cạnh sắc như bàn chải sắt hoặc cây cạo. Khi cạo và lớp sơn cũ bong ra, sử dụng bay, máy cạo hoặc chổi sắt để gạt bỏ, giúp bề mặt trở nên sạch sẽ hơn, sẵn sàng cho quá trình sơn mới.
Bước 3: Vệ sinh tường
Khi hoàn tất việc loại bỏ lớp sơn cũ trên tường, hãy tiến hành lau chùi tường một lần nữa bằng khăn hoặc giẻ. Quá trình này giúp bạn nhận diện rõ ràng mọi khuyết điểm như vết lõm hay hỏng hóc trên bề mặt tường, từ đó bạn có cơ hội sửa chữa và phục hồi những ván đề đó trước khi sơn mới.
Quá trình này giúp bạn nhận diện rõ ràng mọi khuyết điểm như vết lõm hay hỏng hóc trên bề mặt tường.
Bước 4: Sơn lót
Lớp sơn lót đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng muối hóa và đảm bảo cho bề mặt sơn phủ sau này đều và bền vững. Sơn lót có thể pha thêm nước sách (hoặc dung môi tương ứng) nhưng lưu ý không vượt quá 15% tổng thể tích và kỹ lưỡng khuất đều trong khoảng 3 phút trước khi sử dụng.
Bên cạnh khả năng tăng cường độ bám dính, lớp ớn lót còn góp phần làm tăng độ bền và tuổi thọ cho lớp sơn hoàn hiện. Do đó, để ngôi nhà của bạn có diện mạo đẹp và lâu dài, đừng quên áp dụng bước quan trọng này khi sơn nhà.
Bước 5: Sơn tường
Chúng ta sẽ tiến hành quá trình sơn phủ cho bức tường với màu sắc đã lựa chọn từ trước. Khi sơn, quan trọng nhất là giữ cho cánh tay linh hoạt và thực hiện các đường lăn sơn một cách nhẹ nhàng, đều tay để tạo ra một bề mặt sơn mịn màng và đồng nhất.
Trong trường hợp bức tường của bạn đã được sơn từ trước và bề mặt sơn vẫn còn mới mẻ nhưng bạn muốn thay đổi màu sắc do sở thích cá nhân, việc sơn lên trên lớp sơn cũ là hoàn toàn khả thi. Điều này không chỉ giúp cải thiện vẻ ngoài của tường mà còn giảm bớt công sức và thời gian cần thiết cho việc sơn sửa.
Việc sơn lên trên lớp sơn cũ là hoàn toàn khả thi trong một vài trường hợp.
Quý gia chủ có nhu cầu tư vấn và thiết kế thi công trọn gói, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc NHÀ ĐẸP SÀI GÒN. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn dự toán tổng chi phí hoàn toàn miễn phí.