Bình phong bàn thờ có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy, giúp hóa giải những điều không may phạm phải trong không gian thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bình phong là gì, nguồn gốc, ý nghĩa và cách lựa chọn bình phong chuẩn nhất.
Thật khó tưởng tượng được nếu trong không gian của một ngôi nhà truyền thống Việt lại thiếu vắng một chiếc bình phong.
BÌNH PHONG LÀ GÌ?
Bình phong được cấu tạo bằng nhiều những tấm hay bức xếp lại với nhau tạo thành một bảng theo chiều thẳng đứng. Sản phẩm này có thể được xếp gọn và di chuyển cũng như đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường, một bộ bình phong sẽ gồm 4 bức xếp lại với nhau (đáp ứng theo nhu cầu và vị trí đặt của khách hàng mà số lượng bức sẽ khác nhau).
Bức bình phong che bàn thờ được biết đến là một trong những vật dụng chuyên dùng để trang trí nội thất.
Bình phong không chỉ được sử dụng để ngăn các khoảng không gian trong ngôi nhà mà còn được sử dụng để che bàn thờ chuẩn phong thủy. Việc này có vai trò quan trọng trong việc hóa giải những điều cần kiêng kỵ mà không may chúng ta phạm phải như: bàn thờ hướng thẳng ra cửa sổ hoặc cửa chính. Nếu như để như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận khí, sức khỏe và tài lộc của chính gia đình bạn.
NGUỒN GỐC CỦA BÌNH PHONG
Thật khó trả lời câu hỏi “bình phong có từ bao giờ”. Chỉ biết rằng, ở phương Đông, từ khi con người biết xây dựng nhà cửa thì các quan niệm về phong thủy cũng dần xuất hiện và từng bước hoàn thiện; chiếc bình phong ra đời cũng từ các nguyên lý của phong thủy học.
Bình phong gồm nhiều tấm bảng đứng có một phần chân cố định, được kết nối với nhau bằng bản lề, có thể dễ dàng di chuyển và xếp gọn.
Theo các nhà nghiên cứu về phong thủy Trung Quốc, việc sử dụng bình phong cho gia trạch cũng như mộ phần bắt nguồn từ lý thuyết về Triều và Án trong phong thuỷ. Triều có nghĩa là “quay về, hướng về” – chỉ núi quay về, chầu về nhà cửa hay mộ phần – tựa như sự đối ứng giữa chủ và khách. Còn “Án” vốn nguyên có nghĩa gốc là cái bàn, bàn đương nhiên là đặt trước mặt của người ngồi.
Nói chung, triều và án hết sức cần thiết cho gia trạch và mộ phần, tác dụng của chúng là ngăn cản những ảnh hưởng xấu (theo quan niệm dân gian) hay Hỏa khí (theo thuyết Âm dương Ngũ hành) xâm nhập trực diện từ phía trước. Nhưng không phải lúc nào triều và án cũng mang lại những điều tốt lành mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn phù hợp nhưng việc lựa chọn này lại hoàn toàn không dễ dàng.
Hiện nay có rất nhiều loại bình phong bàn thờ có họa tiết và kiểu dáng khác nhau.
Thường thì mộ phần đặt ở vùng núi non nên việc chọn triều án khá thuận tiện, nhưng nhà cửa gia trạch lại chủ yếu nằm ở miền đồng bằng nên rất khó tìm triều và án. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngắn… Chiếc bình phong ra đời từ đây.
Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú (như bình phong phòng khách, bình phong bàn thờ,…)
Bình phong gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, dễ kết hợp đồ nội thất.
Người Việt vốn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của văn minh Trung Hoa và các học thuyết phong thuỷ nên cũng từ rất sớm, chiếc bình phong đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Còn hơn cả người Hán, người Việt đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều.
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG BÌNH PHONG BÀN THỜ?
Trong nhà, bàn thờ thuộc nơi tôn nghiêm nên cần tránh xa sự ồn ào, tránh sự phô trương và đặc biệt cũng cần tránh các luồng gió thổi trực tiếp. Chính vì vậy, quý gia chủ sẽ rất cần một bức bình phong che bàn thờ đa năng. Bình phong sẽ là vật dụng giúp ngăn cách và phân chia không gian hợp lý. Chỉ với một bức bình phong 4 cánh, bạn đã có thể tạo ra 2 gian phòng khác nhau. Điều này phù hợp với cả những ngôi nhà có diện tích lớn hoặc nhỏ.
Nếu muốn tạo nên sự sang trọng cho ngôi nhà, bạn nên chọn những bình phong được làm từ gỗ quý như gỗ gụ, gỗ sồi, gỗ lim, gỗ huỳnh đàn,…
Nếu bàn thờ ở phòng khách, bình phong sẽ có giúp che chắn và giữ không gian riêng tư nhất định. Nếu bàn thờ đặt ở giữa các gian phòng khác thì cần sử dụng 2 bức bình phong để tạo một gian phòng riêng biệt. Việc dùng bình phong vừa giúp giảm tiếng ồn và giữ không khí trang nghiêm cho nơi thờ tự.
Bên cạnh đó, nếu không may đặt bàn thờ ở những vị trí không tốt, hướng chưa tốt thì gia chủ nên có những tính toán lựa chọn bức bình phong chắn gió trực tiếp tạt thẳng vào bàn thờ, hoặc để đảm bảo sự linh thiêng, yên tĩnh.
CÁCH ĐẶT BÌNH PHONG BÀN THỜ ĐÚNG CÁCH
Bình phong bàn thờ được xem là một vật phẩm phong thủy. Do đó nó cần phải đặt ở những nơi phù hợp để bảo vệ linh khí tốt cho ngôi nhà, mang lại sự may mắn, tài lộc cho những thành viên trong gia đình. Dưới đây là những vị trí đẹp thích hợp để đặt bức bình phong:
1. Bức bình phong che bàn thờ đặt ở khu vực huyền quang
Vị trí đặt bình phong chuẩn sẽ giúp gia chủ vạn sự hưng thuận mang đến nhiều điều tốt lành.
Khu vực huyền quang chính là nơi giữa cửa chính. Đặt bình phong ở đây giúp ngăn chặn hiệu quả ánh sáng chiếu sâu vào bên trong không gian thờ. Đồng thời giúp luồng khí xấu không thể xâm nhập vào trong nhà.
2. Tấm bình phong che bàn thờ đặt ở vị trí chắn cửa sổ thông với cửa chính
Tùy thuộc vào không gian che chắn và trang trí mà bạn lựa chọn kích thước cho phù hợp.
Đây cũng là một vị trí thuận lợi, thích hợp để đặt bức bình phong. Bình phong đặt ở vị trí này giúp cho căn phòng trở nên đẹp, thoáng hơn. Từ đó mang lại cho không gian phòng thờ sự tôn nghiêm, tôn quý.
3. Không nên tự ý đặt bình phong phòng thờ
Bức bình phong là một vật phẩm phong thủy. Do đó bạn cần phải tìm hiểu và đặt đúng vị trí thì nó mới phát huy hết công dụng. Tuyệt đối không nên tự ý đặt ở bất kỳ nơi nào trong nhà. Nếu cần, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Họa tiết trang trí cần nhẹ nhàng, đơn giản, không quá cầu kỳ.
Quý gia chủ có nhu cầu tư vấn và thiết kế thi công trọn gói, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc NHÀ ĐẸP SÀI GÒN. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn dự toán tổng chi phí hoàn toàn miễn phí.