Sơ đồ vị trí nhà đất xin ở đầu? Đây là một thắc mắc chung của nhiều chủ sở hữu đất đai. Theo đó, mọi thủ tục đều được quy định rõ ràng trong văn bản hợp pháp của Cơ quan Nhà nước. Tham khảo bài viết dưới đầy của NHÀ ĐẸP SÀI GÒN để nắm rõ quy trình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Sơ đồ vị trí nhà đất là gì?
Sơ đồ vị trí nhà đất là một hình ảnh minh họa về vị trí và các yếu tố quan trọng, liên quan đến một khu đất cụ thể. Thông thường, sơ đồ này sẽ được in trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được dùng để giúp người sử dụng dễ hình dung trước khi tiến hành thiết kế những mẫu nhà đẹp.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, sơ đồ vị trí nhà đất sẽ bao gồm các nội dung sau:
1. Khung bản đồ: Phần giới hạn của sơ đồ.
2. Điểm khống chế tọa độ, độ cao và các điểm địa chính: Xác định vị trí và độ cao của khu vực đất.
3. Mốc địa giới hành chính và mốc giới quy hoạch: Xác định ranh giới giữa các khu vực công cộng và quy hoạch.
4. Ranh giới thửa đất và thông tin liên quan: Bao gồm loại đất, số thứ tự, diện tích thửa đất và thông tin khác liên quan đến mỗi thửa đất.
Sơ đồ vị trí nhà đất xin ở đâu? Cơ quan cấp phép được quy định theo pháp luật.
5. Nhà ở, các công trình xây dựng và đối tượng chiếm đất (đường giao thông, đê điều, sông, suối, kênh, rạch, công trình thủy lợi và các yếu tố chiếm đất khác).
6. Địa vật và các công trình có giá trị: Bao gồm các yếu tố địa vật đặc biệt và các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội.
7. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao: Thể hiện thông tin về dáng đất hoặc độ cao của khu vực.
8. Ghi chú thuyết minh: Cung cấp thông tin bổ sung và thuyết minh về các yếu tố trong sơ đồ.
Xin cấp sơ đồ vị trí nhà đất cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 4/2014/TT-BTNMT, chủ sở hữu cần chuẩn bị các giấy tờ và thông tin sau khi cần xin cấp sơ đồ vị trí nhà đất:
1. Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu: Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai phải điền đầy đủ thông tin vào phiếu yêu cầu hoặc viết văn bản yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC đi kèm Thông tư.
2. 01 Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đóng dấu).
3. Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (CMND/CCCD) còn hạn của người xin cấp.
4. Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý (nếu có): Trong trường hợp người xin trích lục ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục, cần cung cấp giấy ủy quyền và các giấy tờ pháp lý liên quan.
Tham khảo sơ đồ vị trí nhà đất.
Sơ đồ vị trí nhà đất xin ở đâu?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tu 34/2014/TT-BTNMT, chủ sở hữu sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ xin cấp sơ đồ vị trí nhà đất, cần đến các cơ quan sau:
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai:
1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương: Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai, thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương: Văn phòng đăng ký đất đai. Trong trường hợp địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phụ trách cung cấp thông tin về đất đai từ hồ sơ địa chính, tuân thủ phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Văn phòng đăng ký đất đai là nơi tiếp nhạn yêu cầu liên quan tới đất.
Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính:
Theo Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, phân cấp quản lý hồ sơ địa chính bao gồm 2 dạng chính là: Dạng điện tử và dạng giấy.
1. Dạng điện tử:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nếu chưa thiết lập hoặc chưa kết nối với hệ thống của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ đảm nhận quản lý hồ sơ địa chính điện tử của địa phương.
2. Dạng giấy:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý cá tài liệu bao gồm bản đồ địa chính và các tài liệu đo đạc khác được sử dụng trong quá trình đăng ký và cấp Giấy chứng nhận.
b) Các chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện cũng quản lý các tài liệu tương tự.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã (đặc biệt là các công chức địa chính) phụ trách quản lý bản sao của bản đồ địa chính, ổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cũng như cấp quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác liên quan đến đất, trong các trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có ủy quyền cấp sơ đồ vị trí nhà đất.
Quý gia chủ có nhu cầu tư vấn và thiết kế thi công trọn gói, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc NHÀ ĐẸP SÀI GÒN. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn dự toán tổng chi phí hoàn toàn miễn phí.