Biết được 1m2 tường 110 cần bao nhiêu viên gạch sẽ giúp gia chủ dự trù kinh phí chính xác, cũng như lên kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ LƯỢNG GẠCH?
Kích thước viên gạch
Gạch có nhiều loại và nhiều kích thước khác nhau. Loại gạch và kích thước gạch là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng gạch cho 1m2 tường. Theo đó, gạch có kích thước lớn thì số lượng gạch ít lại và ngược lại.
Kiểu đặt gạch xây tường
Có rất nhiều cách đặt gạch khác nhau khi xây dựng, bạn có thể tham khảo hình dưới đây để hiểu hơn về các cách đặt gạch. Đặt như thế nào cũng được nhưng phải tuân thủ nguyên tắc là không đặt trùng viên gạch trên với viên gạch dưới, và chúng phải được đặt lệch với nhau. Cách đặt phổ biến nhất từ xưa đến nay là đặt gạch so le giữa hàng trên và hàng dưới.
Cách đặt phổ biến nhất từ xưa đến nay, là đặt gạch so le giữa hàng trên và hàng dưới.
Độ dày của mạch vữa
Vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch với nhau tạo thành một khối. Đối với tường ngang, độ dày mạch vữa thường khoảng 12 mm. Còn đối với mạch dọc thì độ dày mạch vữa thường 10 mm. Ngoài ra, tùy vào loại vữa sử dụng mà quyết định độ dày của vữa.
Vữa càng dày bao nhiêu thì số lượng gạch sẽ ít đi bấy nhiêu và ngược lại.
Độ dày của tường
Tường đơn với độ dày tường 1 gạch (dày 110 mm) sẽ cần ít gạch hơn so với tường 2 gạch (dày 220 mm). Khi tính toán số gạch cần để xây tường, bạn cần xác định loại tường để đưa ra con số chính xác nhất.
Tường đơn với độ dày khoảng 110 mm sẽ cần ít gạch hơn so với tường 2 gạch.
Thợ thi công
Thợ thi công với tay nghề khác nhau cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến số gạch cho 1m2 tường. Theo đó, thợ thi công giỏi sẽ biết cách thi công tường đúng kỹ thuật, đúng chuẩn. Nhờ vậy, sử dụng đúng số lượng gạch cho 1m2 tường. Ngược lại, thợ thi công tay nghề "non" thì khi có thể gây thiếu gạch hoặc dư gạch nếu quy trình thi công không đạt chuẩn.
1m2 TƯỜNG 110 CẦN BAO NHIÊU VIÊN GẠCH?
Tường 10 là tường có độ dày 110 mm, thường được làm tường ngăn chia trong nhà và tường bao. Ưu điểm của loại tường này là nhẹ, thi công nhanh, đỡ tốn kém, tiết kiệm diện tích. Nhưng nó có nhược điểm là chống nóng, chống ồn và chống ẩm kém, không đảm bảo về mặt an ninh.
Tường 10 là tường có độ dày 110 mm, thường được làm tường ngăn chia trong nhà và tường bao.
Tường 20 là tường dày 220 mm, còn gọi là tường chịu lực. Ưu điểm của loại tường này là chống nóng, chống ồn và chống ẩm tốt hơn tường 10, đảm bảo an ninh hơn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thi công chậm, tốn kém và chiếm nhiều diện tích hơn.
Thông thường đối với tường 10 thì trung bình 1m2 sử dụng 55 viên gạch, còn tường 20 thì trung bình 110 viên gạch.
Quý gia chủ có nhu cầu tư vấn và thiết kế thi công trọn gói, hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc NHÀ ĐẸP SÀI GÒN. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn dự toán tổng chi phí hoàn toàn miễn phí.